BLOG

Chuyên mục blog tổng hợp đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm, đánh giá giúp bạn có cái nhìn tổng thể cũng như sử dụng hiệu quả các loại robot hút bụi lau nhà của mình.

So sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs Deebot – nên sử dụng loại nào?

Với những người đang quan tâm tới robot hút bụi, chắc hẳn đã từng biết tới Xiaomi và Ecovacs Deebot. Nếu bạn đang phân vân không biết nên dùng loại nào, hãy tham khảo bài viết so sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs Deebot dưới đây để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

So sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs Deebot về xuất xứ

Robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs đều có xuất xứ từ Trung Quốc
Robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs đều có xuất xứ từ Trung Quốc

Chúng ta đều biết, đây đều là 2 thương hiệu robot hút bụi tên tuổi đến từ Trung Quốc. 2 nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực tại quốc gia này và đã được nhiều người ưa chuộng sử dụng.

Xiaomi đã quá nổi tiếng với dòng sản phẩm điện tử thông minh trên toàn thế giới như điện thoại, iPad. Hiện rất nhiều người Việt đã và đang sử dụng sản phẩm đến từ Xiaomi.

Ngược lại, Ecovacs Robotic ra đời từ năm 2006 với xuất phát điểm là máy hút bụi. Ecovacs hoạt động với phương châm cung cấp các dòng robot hút bụi giúp mang lại môi trường sinh sống, làm việc và học tập lành mạnh, đồng thời cải thiện đời sống con người.

So sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs xét về mức độ phổ biến, thì có thể thấy rằng, Ecovacs có phần nhỉnh hơn đôi chút so với Xiaomi. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì Ecovacs xuất hiện sớm hơn. Ecovacs bao phủ sản phẩm tại hơn 30 quốc gia. Nhờ có lợi thế ra đời trước Ecovacs đã có phần quen thuộc hơn với người dùng.

Theo thống kê, ngay tại thị trường nội địa Trung Quốc, Ecovacs cũng vượt đối thủ về thị phần. Còn với Xiaomi khi tính trong phạm vi thị trường châu Á cũng sở hữu con số khá ấn tượng về thị phần.

Mục tiêu của Ecovacs Robotic là đưa dòng máy hút bụi vươn tầm quốc tế và để hiện thực hóa điều đó, công ty ra mắt ngày càng nhiều các dòng máy chất lượng, đa dạng, nhiều tính năng.

Hiện tại, Ecovacs đang phát triển hai dòng chủ đạo là robot hút bụi Deebot và robot lau kính. Không quá đa chức năng như Ecovacs, Xiaomi tập trung chủ lực vào việc 3 dòng robot cốt lõi, bao gồm Xiaomi gen 1, Roborock gen 2, Roborock gen 3.

So sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs Deebot về giá cả

So sánh robot hút bụi Xiaomi có giá nhỉnh hơn đôi chút robot Ecovacs Deebot

So sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs Deebot về mặt giá bán, nhìn chung cả 2 đều được đánh giá là phải chăng so với các thương hiệu cùng loại khác. Đặc biệt là với các sản phẩm robot hút bụi xuất xứ từ châu Âu.

Trung bình, sản phẩm của nhà Xiaomi có giá bán từ 6-11 triệu đồng. Giá bán sản phẩm của Ecovacs cũng chỉ hơn đôi chút, dao động trong khoảng 7-12 triệu đồng.

Mức giá bán của 2 thương hiệu không có sự chênh lệch quá lớn, vậy những tiện ích, tính năng của chúng liệu có gì khác biệt?

So sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs Deebot về tính năng

So sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs Deebot về tính năng
So sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs Deebot về tính năng

Cả 2 loại sản phẩm đều có hệ điều hành thông minh, hỗ trợ kết nối Wifi và app điều khiển. Người dùng sẽ thuận tiện theo dõi hoạt động của robot trên bản đồ, tích hợp chức năng hẹn giờ làm việc, chỉ định khu vực cần làm sạch, lập tường ảo. Bên cạnh đó là những đặc điểm riêng của từng dòng sản phẩm sẽ được HomeBot Việt Nam cập nhật ngay sau đây.

Ưu điểm – nhược điểm của robot Xiaomi

Robot hút bụi lau nhà Xiaomi mặc dù sinh đau đẻ muộn, nhưng đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng, tất cả là nhờ trang bị tính năng vượt trội.

Đầu tiên là lực hút bụi bẩn mạnh, kể cả với những vết bẩn mà mắt thường khó có thể nhìn thấy rõ. Robot sẽ di chuyển cho tới khi vết bẩn cứng đầu được làm sạch hoàn toàn.

Kết cấu bình nước và giẻ lau thông minh, thiết bị kết hợp 2 trong 1, chế độ hút và lau, nên bạn có thể an tâm về khả năng hút sạch lông tóc, bụi bẩn. Robot sẽ đủ sức làm sạch các ngóc ngách như gầm bàn, chân giường, góc tủ… Những khu vực vốn là nơi khó chạm và thực hiện vệ sinh nhất.

Robot có công suất hút bụi tương đối lớn, từ 1800 – 2000Pa. Trong khi, so sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs Deebot, thì công suất của robot Ecovacs chỉ là 1200 – 1800Pa.

Dung lượng pin cũng là một ưu điểm nổi trội của robot Xiaomi. Thậm chí, nó còn được xem là sản phẩm robot hút bụi top đầu về dung lượng pin khủng nhất. Cụ thể, dung lượng lên tới 5200 mAh, cho phép robot dọn dẹp liên tục 2,5 giờ. Còn dung lượng pin của robot Ecovacs hiện thuộc hàng trung bình, từ 2600 – 3200mAh.

Nhược điểm trên sản phẩm chủ yếu nằm ở một số dòng có chân điều hướng cố định. Điều này đồng nghĩa với việc, người dùng có thể gặp khó khăn khi gỡ bụi bẩn, tóc rối vào bánh xe. Nếu không kịp thời làm sạch bánh xe sẽ dễ bị kẹt, không quay đúng hướng, dẫn tới hoạt động kém hiệu quả.

Ưu điểm – nhược điểm của robot Ecovacs

Ưu điểm - nhược điểm của robot hút bụi lau nhà Ecovacs
Ưu điểm – nhược điểm của robot hút bụi lau nhà Ecovacs

Ecovacs được ví là cây đại thụ trong ngành sản xuất robot vệ sinh. Không thể phủ nhận, sức mạnh và tính năng ưu việt của robot Ecovacs. Đặc biệt là khả năng hút bụi vô cùng mạnh mẽ nhờ được gắn kèm chổi lông.

Robot được trang bị công nghệ AIVI trí tuệ nhân tạo, do đó có thể nhận biết ổ sạc và nhận diện vật cản thông minh để tránh va chạm. Thêm nữa, robot có mức điều chỉnh lượng nước lau tự động, đảm bảo sự phù hợp với chất liệu sàn nhà cần vệ sinh.

Theo đó, robot sẽ tự bật chế độ lau ướt hoặc khô theo mặt phẳng cần làm sạch dựa vào tính năng nhận diện đâu là mặt sàn, đâu là mặt thảm. Ví dụ nếu mặt phẳng không quá bẩn, robot sẽ chỉ cần tiến hành bước lau khô và chuyển sang khu vực vệ sinh tiếp theo, mà không cần di chuyển lại nhiều lần để làm sạch.

Tiếp theo là so sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs về khả năng leo, vượt chướng ngại vật. Robot Xiaomi sử dụng bánh xe có độ bám tốt, ngưỡng leo lên tới 2cm, vượt qua thảm dễ dàng. Còn Ecovacs với ngưỡng leo khiêm tốn hơn, ở mức 1,7cm.

Bù lại, robot Ecovacs có dung tích hộp đựng bụi đa dạng, tùy từng dòng cụ thể được thiết kế dung tích từ 300 – 600ml. Ngăn chứa rác của robot Xiaomi có phần thấp hơn, nhà sản xuất thường cố định trong khoảng 460 – 480ml. Khi có dung tích chưa rác nhỏ hơn, nó sẽ đòi hỏi người dùng phải gia tăng tần suất vệ sinh thùng rác trong robot nhiều lần hơn. Với những gia đình nào bận rộn, ít có thời gian dọn dẹp thì nên xem xét tới yếu tố này.

Người dùng còn có thể điều khiển máy một cách tiện lợi bằng công cụ điều khiển thông qua giọng nói của Amazon Echo.

Nhìn chung, so sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs thì đều có những ưu điểm nổi bật khác nhau. Để có câu trả lời robot nào tốt hơn, bạn nên có sự cân nhắc, tính toán dựa vào nhu cầu, đặc thù khu vực cần làm sạch và khả năng tài chính của bản thân.

Robot hút bụi Xiaomi sẽ là lựa chọn tối ưu khi gia đình bạn có không gian rộng rãi, nhiều tầng, có nuôi thú cưng, sử dụng thảm trải sàn các loại. Trong khi đó, robot Ecovacs sẽ là gợi ý lý tưởng với những gia đình có diện tích căn nhà không quá rộng, từ dưới 150m2 và sẵn sàng đầu tư số tiền đắt đỏ hơn.

Thông qua bài viết, bạn đã phần nào có sự so sánh robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs. Nếu bạn chưa tìm được robot ưng ý, xin vui lòng liên hệ với Homebot Việt Nam để được tư vấn miễn phí. Chúng tôi chuyên phân phối robot hút bụi Xiaomi và Ecovacs chính hãng, đa dạng sản phẩm, giá cả hợp lý, bảo hành tiêu chuẩn quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *